top-banner-miss-charm-2023

Giải trí Thứ ba, 07/01/2025, 10:59 GMT+7
Câu Chuyện Cuộc Sống: Quản lý căng thẳng ở học sinh, sinh viên

Câu Chuyện Cuộc Sống tuần này tiếp tục lên sóng chia sẻ với những câu chuyện: Quản lý căng thẳng ở học sinh, sinh viên; Chia sẻ quá đà trên mạng xã hội – lợi bất cập hại; Làm sao để giải tỏa áp lực tài chính thời điểm gần Tết?.

cau-chuyen-cuoc-song-showbiz

Quản lý căng thẳng ở học sinh, sinh viên

Học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với học sinh, sinh viên, bởi đây là tiền để giúp các em công hiến cho tương lai và xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phấn đấu, vì quá căng thẳng làm ảnh hướng đến sức khỏe tâm thần. Điều đáng lo ngại là xu hướng này ngày càng gia tăng.

Một phụ huynh chia sẻ: “Con tôi dần có triệu chứng mất ngủ, tinh thần lúc nào cũng rối bời. Ngay khi nghỉ dưỡng tại bệnh viện, con tôi hỏi những câu kì lạ: “Con họ gì nhỉ?”.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng (Phó Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, TP. Hà Nội) cho hay: “Sinh lý học của các bạn tuổi vị thành niên, não bộ chưa phát triển đầy đủ, tư tưởng, cảm xúc, hành vi, đặc biệt là tư duy chưa phát triển đầy đủ để trở thành con người trưởng thành. dễ dàng ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài, gây “Rối loạn cảm xúc hành vi” và những hành vi tự sát”.

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân (Chuyên gia Tâm lý) chia sẻ: “Có nhiều nguyên nhân gây căng thẳng cho sinh viên. Thứ nhất, áp lực về học tập và thi cử, Thứ hai, thiếu kỹ năng nhận diện và quản lý cảm xúc tiêu cực”.

Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia khuyên sinh viên hãy dành ra khoảng thời gian trong ngày để tăng cường sức khỏe tinh thần, chơi thể thao. Nhà trường nên có chuyên đề giúp các bạn hiểu hơn về căng thẳng và cách xử lý chúng. Phụ huynh tạo môi trường tích cực, thân thiện giúp các bạn sinh viên dễ dàng chia sẻ áp lực của mình.

Căng thẳng là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình học tập và phát triển. Căng thẳng quá mức sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được kiểm soát sớm. Hãy áp dụng những biện pháp trên và lập luyện thói quen sống lành mạnh, tích cực để phòng tránh hiệu quả nhất.

Clip Quản lý căng thẳng ở học sinh, sinh viên: 

Chia sẻ quá đà trên mạng xã hội – lợi bất cập hại

Mạng xã hội, nơi kết nối và chia sẻ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Trong số rất nhiều dòng trạng thái, video, bài viết, có một xu hướng rất nổi bật chính là: “Over sharing” hay còn gọi là “Chia sẻ quá đà”.

Chị K.M thổ lộ: “Mình hay có thói quen chia sẻ cảm xúc, những hoạt động của mình trên mạng xã hội, mình coi đó như bộ máy lưu lại kỷ niệm, cuộc sống của mình. Mình thường chia sẻ điều tích cực đến với mọi người, bạn bè của mình. Họ cũng cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, cảm thấy yêu đời hơn. Đôi khi mình chia sẻ cảm xúc tiêu cực quá đà, làm ảnh hướng đến cá nhân, đến mối quan hệ và công việc”.

Chuyên gia Trần Thị Hạnh Dung (Trung tâm Tâm Lý Trị Liệu NHC Việt Nam) chia sẻ: “Việc chia sẻ quá mức ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chia sẻ thông tin không kiểm soát, thiên về cá nhân quá mức, sẽ nguyên nhân gây ra sự lợi dụng, lừa đảo. Lúc đầu chỉ là thói quen, càng về sau thói quen đó biến thành cơn nghiện, chúng ta bị thúc giục chia sẻ tất cả, không phân biệt rõ ràng giữa điều bản thân muốn chia sẻ và những điều muốn giữ kín. Người chia sẻ nên giới hạn nội dung chia sẻ, cài đặt quyền riêng tư chặt chẽ, đặt câu hỏi cho bản thân: “Chia sẻ nội dung này có ảnh hưởng đến bản thân ở hiện tại và tương lai hay không?”. Và cuối cùng phải hiểu rõ xu hướng “Chia sẻ quá đà” là con dao hai lưỡi, một mặt cho chúng ta thấy thoải mái, nhẹ nhõm. Một mặt khiến chúng ta dễ bị xâm nhập, xâm hại”.

Ranh giới giữa sự cởi mở và chia sẻ quá đà là sợi dây mong manh trong thế giới số, nơi mọi thông tin có thể được lưu giữ mãi mãi. Chúng ta cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nhấn nút đăng, để những điều chúng ta chia sẻ tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội.

Clip Chia sẻ quá đà trên mạng xã hội – lợi bất cập hại:

Làm sao để giải tỏa áp lực tài chính thời điểm gần Tết?

Gần Tết Nguyên Đán, đa số mọi người, đặc biệt là những người trẻ, trụ cột kinh tế trong gia đình, phải đối mặt với căng thẳng, lo lắng về tiền bạc. Chính vì thế, dù không khí lễ hội đang đến gần, nhiều người trẻ vẫn chưa dám nghĩ đến việc nghỉ xả hơi.

Anh Nguyễn Bé Tùng chia sẻ: “Mình làm thiết kế, tư vấn, đánh giá dự án, thiết kế bản vẽ công trình thì mới chỉ đủ chi tiêu. Dịp cận Tết, mình rất lo lắng, stress, cố gắng hơn nữa để có một cái Tết trọn vẹn nhất”.

Thạc sĩ Nguyễn Văn San (Phó trưởng khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng) chia sẻ: “Bất cứ ai cũng có áp lực tài chính. Nếu không giải quyết vấn đề sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Quá căng thẳng dẫn đến hành động bồng bột, thiếu kiểm soát; lạc lối vào con đường vay mượn, cờ bạc. Đây là  nguyên nhân chính dẫn đến vô số tệ nạn xã hội. Chúng ta hãy thư giãn và thay đổi từng ngày, đừng để áp lực tài chính ảnh hưởng và chi phối hoàn toàn cuộc sống, ước mơ, sở thích”.

Thạc sĩ Nguyễn Đỗ Bích Nga (Bộ môn Tài Chính – Ngân hàng, Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng) chia sẻ: “Để rõ ràng các khoản chi tiêu ngày Tết, chúng ta nên viết ra tất cả những khoản mà chúng ta cần phải mua sắm trong dịp Tết: Đồ trang trí, mỹ phẩm, quần áo, quà cáp, tiền biếu gia đình, bà con, tiền lì xì, cân nhắc “Cái nào thật sự cần?, Cái nào chúng ta thích?”, ưu tiên chi tiêu những cái cần trước và dự đoán chi phí, xem xét, điều chỉnh về giá cả và sản phẩm với ngân sách đặt ra, chỉ được chênh lệch 5-10% ngân sách”.

Thoát khỏi áp lực tài chính thời điểm gần tết là áp lực khó khăn mà mỗi người phải tự tìm lời giải, bằng cách lập kế hoạch và giữ được sự kiên nhẫn, cùng với đó, hãy học cách chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Tết đến Xuân về là dịp xung họp đoàn viên, đừng để vấn đề tài chính làm ngày vui không còn trọn vẹn.

Clip Làm sao để giải tỏa áp lực tài chính thời điểm gần Tết?: 

Câu Chuyện Cuộc Sống là chương trình có thời lượng 7-9 phút khai thác thông tin đa chiều, khách quan về các vấn đề đời sống xã hội đang được công chúng quan tâm. Bằng những cuộc đối thoại ngắn kết hợp video dàn dựng, phóng sự phản ánh, Câu chuyện Cuộc Sống làm khơi gợi lên những chủ đề đang được xã hội quan tâm như: đạo đức gia đình, trách nhiệm với xã hội, pháp luật, pháp lý, văn hóa, an toàn sống của những cá nhân, tập thể điển hình,…

Bên cạnh đó, Câu Chuyện Cuộc Sống còn chia sẻ những ý kiến phân tích, đánh giá từ các chuyên gia, những suy ngẫm, trăn trở về các sự kiện, vấn đề trong xã hội đã, đang và sẽ diễn ra. Đồng thời, chương trình còn tạo nên kênh thông tin phản biện, định hướng dư luận xã hội, mang đến những kỳ vọng về sự tốt đẹp, an lành và hướng thiện.

Câu Chuyện Cuộc Sống phát sóng vào lúc 19:50 Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu hàng tuần trên kênh THVL1. Chương trình do Đài truyền hình Vĩnh Long và Jet Studio phối hợp thực hiện.

Hà Phương

*Theo Ấn phẩm Lăng kính Người nổi tiếng


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp