Cách hạn chế đau họng vùng thanh quản |
Do đặc thù công việc phải đi lại, nói nhiều nên lúc nào tôi cũng thấy cổ họng đau, rát. Có phải tôi mắc bệnh về vùng thanh quản và mong bác sĩ hướng dẫn cách hạn chế những cơn đau rát. Do đặc thù công việc phải đi lại, nói nhiều nên lúc nào tôi cũng thấy cổ họng đau, rát. Có phải tôi mắc bệnh về vùng thanh quản và mong bác sĩ hướng dẫn cách hạn chế những cơn đau rát. Trần Thanh Huyền (Nam Định) Đau thanh quản được coi là bệnh của diễn giả, ca sĩ, diễn viên, giáo viên và vận động viên một số môn thể thao hay la hét như bóng đá, bóng rổ... Ngoài nguyên nhân nói nhiều thì không khí bị ô nhiễm, khói thuốc lá cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh này. Khi bạn bị đau thanh quản, tiếng nói của bạn bị khàn, yếu, có khi khó nói hoặc nói không ra tiếng; họng đau rát, có thể kèm theo hiện tượng sốt, ho, khó nuốt. Những lúc đó, nếu tiếp tục hút thuốc, uống rượu, ra ngoài trời lạnh, nói nhiều, hát, hét đều làm cho bệnh nặng thêm. Do đó, khi bị bệnh, tốt nhất là bạn hãy nằm nghỉ, hạn chế nói ít nhất 2 ngày. Nếu bệnh kéo dài hơn một tuần không thuyên giảm, lại kèm thêm các hiện tượng như sốt, ho ra máu hoặc đờm màu vàng - hay nâu sẫm thì nên đến bác sĩ ngay. Trong các trường hợp nhẹ, có thể trị bệnh tại nhà và chú ý tránh nói, nếu cần có thể làm hiệu thay nói; nếu phải nói, nên nói khẽ. Nên nằm nghỉ ở chỗ không khí ấm áp. Uống nhiều nước ấm, nếu có điều kiện nên uống nước trà pha mật ong, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Tắm vòi hoa sen hay ngâm mình trong nước nóng. Không hút thuốc và tránh những nơi có khói thuốc. Có thể dùng viên ngậm cũng giảm đau họng. BS. Vũ Hải Nhâm Theo Sức khỏe và Đời sống Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|