5 cách để phòng mã độc đang hoành hành toàn thế giới |
Mặc dù mức độ lan rộng không bằng Wannacry, nhưng Petya có thể đánh cắp thông tin ở mức độ còn sâu hơn. Cả thế giới lại đang điêu đứng vì một loại mã độc mới Mã độc mới nguy hiểm gấp nhiều lần WannaCry có thể nhắm đến các ngân hàng Xuất hiện mã độc mới, nguy hiểm hơn WannaCry Tưởng như cơn bão mã độc đã qua đi kể từ đợt tấn công của Wannacry vào tháng 5, nhưng cả thế giới lại bắt đầu điêu đứng trước cuộc tấn công của một loại mã độc thậm chí còn nguy hiểm hơn.Mặc dù mức độ lan rộng không bằng Wannacry, nhưng Petya có thể đánh cắp thông tin ở mức độ còn sâu hơn.
Mã độc Petya đang tấn công vào các hệ điều hành cũ trên toàn thế giới (Ảnh: Shutterstock) Theo Madeline Purdue – kí giả công nghệ của USA Today, Hoa Kỳ, dưới đây là 5 cách giúp các cá nhân và doanh nghiệp bảo vệ máy tính khỏi mối nguy trên. 1. Tải về và cập nhật các bản sửa lỗi Cũng giống như WannaCry, Petya chủ yếu nhắm vào những EternalBlue - lỗ hổng bảo mật ở các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows cũ (Win XP trở xuống). Người dùng có thể cập nhật các bản sửa lỗi mà Microsoft cung cấp trong quá trình nâng cấp. Vào tháng 3 vừa rồi, công ty này còn tải lên một bản vá lỗi cho Windows XP; ngoài ra vào đầu tháng 6, Microsoft cũng cập nhật các bản sửa chữa cho các hệ điều hành cũ hơn ở trên trang chủ của mình. Nếu bạn cho phép Microsoft tự động cập nhật, thì máy tính đã được tự động cài đặt các bản vá lỗi trên. Tuy nhiên đối với một số phiên bản Windows cũ mà Microsoft không còn hỗ trợ, người dùng có thể vào trực tiếp trang web của công ty và tải xuống các bản vá lỗi cần thiết tương ứng với hệ điều hành đang có để bảo vệ máy tính của mình. 2. Sao lưu dữ liệu máy tính thường xuyên Quy tắc hoạt động của mã độc Petya hay các “ransomware” khác là ăn cắp thông tin và đòi tiền chuộc. Bạn có thể đề phòng một ngày dữ liệu không cánh mà bay bằng cách thường xuyên sao lưu thông tin sang một ổ cứng hoặc tải lên điện toán đám mây. Don Foster, giám đốc cấp cao của công ty dữ liệu Commvault, Hoa Kỳ, khuyên rằng nên sao lưu dữ liệu nhiều lần mỗi tháng. Trong trường hợp bị tấn công, người dùng có thể sử dụng các tệp cập nhật mới nhất thay vì phải trả tiền chuộc cho hacker. 3. Cài đặt phần mềm bảo vệ Bạn nên tải về các chương trình bảo vệ có khả năng không chỉ chống lại các cuộc tấn công mã độc, mà còn thông báo cho người dùng khi có một hiểm họa đang đe dọa máy tính của mình. Các chương trình trên bao gồm: tường lửa, chương trình chống vi-rút và các phần mềm bảo vệ khác. Các phần mềm này sẽ đồng thời bảo vệ và thông báo cho bạn khi có một phần mềm độc hại đang cố gắng mã hóa các thư mục trên máy tính. Bill Kelly, chuyên gia bảo mật của Argo Group cho biết các chương trình trên cũng sẽ giúp hạn chế lượng thông tin mà ransomware trích xuất ra từ máy tính. 4. Đừng nhấp chuột vào những liên kết khả nghi khi lướt net Các hacker có thể tích hợp phần mềm độc hại vào một số email hay đường dẫn trên các trang mạng không uy tín.Các email “chim mồi” thường được ngụy trang như thể chúng đến từ các công ty lớn và hoàn toàn vô hại. Các chương trình độc hại này sẽ được tự động tải xuống và cài đặt nếu bạn truy cập vào các liên kết kia. Nếu bạn thấy liên kết đến từ một nguồn khả nghi, đừng nhấp chuột vào (Ảnh: internet) Chuyên gia Kelly gợi ý ở phần tiều đề của các email lừa đảo thường có ít nhất một lỗi đánh máy ở phần tên người hoặc tên công ty gửi thư cho bạn. Ví dụ: Thay vì tên công ty là khampha.vn, email lừa đảo sẽ là “khampha.vm” hay “khanpha.vn”. Ông cũng nói thêm, người dùng không nên truy cập vào các trang web không chính thống và các trang web có nội dung “đáng ngờ”. Chỉ một cú nhấp chuột không cẩn thận, mã độc sẽ xâm nhập vào máy tính. 5. Tự bảo vệ mình khi sử dụng Wi-Fi công cộng Không bật chế độ chia sẻ khi sử dụng Wi-Fi ở các nơi không đảm bảo như quán cà phê, trung tâm thương mại hay thậm chí ở công ty đông người qua lại. Thông thường khi đăng nhập vào một nguồn internet, máy tính sẽ tự động hỏi người dùng là họ có muốn thiết lập ở chế độ “public” (công khai) không. Nếu bạn lỡ nhấp chuột vào chế độ này, thì hãy vào phần “security” (an ninh) để thiết lập lại.Foster cũng gợi ý người dùng sử dụng một VPN hay một mạng riêng ảo để che giấu máy tính của mình khỏi những người đang sử dụng chung nguồn mạng kia. Việc sử dụng VPN không có khả năng chống lại phần mềm độc hại, nhưng sẽ làm bạn vô hình trước các đối tượng nguy hiểm. Theo khampha.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|