top-banner-miss-charm-2023

Thị trường Thứ bảy, 24/10/2015, 09:58 GMT+7
Cuộc tranh giành thị trường 'khốc liệt' của Coca Cola và Pepsi

Hai gã khổng lồ đồ uống thế giới đang trong cuộc chiến tranh khốc liệt dành sự thống trị tại 4 quốc gia đang phát triển thuộc Tiểu vùng sông Mekong.

cocacola-pepsi-wshowbiz

Hai gã khổng lồ đồ uống thế giới đang trong cuộc chiến tranh khốc liệt dành sự thống trị tại 4 quốc gia đang phát triển thuộc Tiểu vùng sông Mekong gồm Việt Nam, Lào, Capuchia và Myanmar. Diễn biến mới nhất trong cuộc chiến này đó là Coca Cola vừa tuyên bố bắt đầu sản xuất sản phẩm tại Lào – thị trường mà Pepsi đã kiểm soát tới 90% thị phần.

Tại nhiều quán ăn trên đường phố thủ đô Viêng Chăn của Lào, số lượng người tiêu dùng mua Coca Cola để ăn kèm trong các bữa ăn đang ngày một tăng lên. Theo một phụ nữ 25 tuổi đang làm trong cơ quan chính phủ của Lào, lý do đơn giản là bởi chai Coca Cola có dung tích lớn hơn và có giá rẻ hơn.

Cụ thể, Coca Cola đã chi 30 triệu USD để xây dựng một nhà máy đóng chai mới ở ngoại ô thủ đô Viêng Chăn với công suất 50 triệu lít mỗi năm. Nhà máy này hiện được điều hành bởi Lao Coca Cola Bottling – một liên doanh giữa ThaiNamthip – đối tác đóng chai của Coca Cola tại Thái Lan và PT Sole – một công ty của Lào. Nhà máy này bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 8 vừa qua.

Cùng thời điểm này, Coca Cola bắt đầu tung ra thị trường mẫu chai nhựa 450ml với mức giá 4.000 kip (tương đương 0,5 USD). Trước đó, sản phẩm chính của công ty này tại Lào là chai 355ml nhập khẩu từ Thái Lan với giá 5.000 kip. Như vậy với mẫu chai mới, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được tới hơn 40%.

Trong khi đó, PepsiCo đã có mặt tại Lào từ năm 1971 khi Lao Brewery – một công ty thuộc sở hữu nhà nước bắt đầu sản xuất đồ uống. Hiện tại, Coca Cola đang cố gắng “dụ dỗ” khách hàng của PepsiCo.

Coca Cola và Pepsi tranh nhau thị trường đồ uống tỷ đô ở Việt Nam, Lào, Capuchia và Myanmar

Ông Pornwut Sarasin – chủ tịch ThaiNamthip từng tuyên bố một mục tiêu đầy tham vọng là vượt qua PepsiCo để trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường Lào trong vài năm tới.

Theo tính toán của Euromonitor International – một công ty tư vấn có trụ sở tại London, tổng giá trị thị trường đồ uống có ga của 4 nước thuộc tiểu vùng sông Mekong sẽ đạt 1,09 tỷ USD vào năm 2018, tức là lớn hơn 70% so với năm 2014.

alt

Thị phần của những thương hiệu đồ uống lớn ở các nước thuộc Tiểu vùng Mekong

Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đẩy thu nhập tăng cao, lượng tiêu thụ đồ uống tại những quốc gia này cũng sẽ bùng nổ, đặc biệt là với người tiêu dùng trẻ tuổi.

Ngân hàng phát triển châu Á đã dự báo rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào sẽ đạt 6,7% trong năm 2015, cao hơn so với mức trung bình 4,6% của 5 quốc gia chính tại Đông Nam Á.

Trong khi đó, những quốc gia đang phát triển khác tại tiểu vùng sông Mekong cũng cho thấy tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng.

Theo ông Pornwut – chủ tịch Thai Bolller thì Lào là quốc gia thứ 207 mà Coca Cola thâm nhập thị trường. Và đây được coi là thị trường trọng điểm của Coca Cola để phát triển và mở rộng bởi nó được xem như là “biên giới cuối cùng”.

Doanh số bán Coca Cola tại những quốc gia khác thuộc tiểu vùng sông Mekong cũng đang tăng.

Tại Campuchia, Coca Cola bắt đầu xây dựng nhà máy đóng chai thứ 2 ở thủ đô Phnom Penh vào tháng 8 thông qua liên doanh với một công ty địa phương là Cambodia Beverage.

Hãng này cũng cho biết sẽ chi 100 triệu USD để xây dựng thêm một nhà máy có công suất gấp 2 lần nhà máy ban đầu theo tuyên bố vào tháng 7.

Tại Myanmar, thị trường đồ uống bắt đầu bùng nổ từ năm 2011. Mùa hè năm 2013, Coca Cola ra mắt sản phẩm liên doanh với một đối tác trong nước. Công ty này hiện đang xâm nhập thị trường thông qua những cách tiếp cận truyền thống như tài trợ cho các sự kiện thể thao; Cung cấp cho các nhà hàng và quán cà phê tủ lạnh miễn phí có logo của hãng.

PepsiCo bắt đầu sản xuất tại quốc gia này vào mùa xuân năm 2014 thông qua liên doanh giữa một công ty Myanmar và tập đoàn Lotte Hàn Quốc.

Tại Việt Nam, Coca Cola gia nhập thị trường này từ năm 1995 và hiện tại đã có 3 nhà máy tại đây. Trong khi đó, chi nhánh của PepsiCo tại Việt Nam là liên doanh với Suntory Holdings – bắt đầu hoạt động từ năm 2013.

Hiện tại, Coca Cola đang chiếm ưu thế tại thị trường miền Bắc Việt Nam, trong khi PepsiCo lại có phần “nhỉnh hơn” tại miền nam.

Ngoài Pepsi và Coca Cola, còn rất nhiều thương hiệu đồ uống khác đang tham gia vào cuộc chiến này.

Tại Việt Nam, Hòa Bình Group đã ra mắt thương hiệu nước uống cola của riêng họ với tên gọi V Cola có giá rẻ hơn 30% so với Coca Cola và Pepsi. Tháng 9 vừa qua, thậm chí công ty này đã khởi động chiến dịch marketing quy mô khi tặng miễn phí cho khách hàng tới 192.000 lon V Cola và những đồ uống khác tại Hà Nội.

Công ty này cũng đã dành 1.000 tỷ VNĐ (tương đương 44,7 triệu USD) để xây dựng một nhà máy ở Bắc Ninh. Ngoài V Cola, nhà máy này còn sản xuất 4 sản phẩm khác, bao gồm đồ uống thể thao và tăng lực. Công suất hàng năm của nó đạt 200 triệu lít – tức là tương đương với PepsiCo và Coca Cola.

Tại Myanmar – 3 thương hiệu đồ uống trong nước cùng chia nhau thị phần cho tới năm 2011, 2 trong số họ bắt đầu liên minh với Coca Cola và Pepsi sau khi thị trường nước này mở cửa. Lo Hein – thương hiệu còn lại thì đang tìm cách mở rộng thị phần với những đồ uống riêng như Blue Mountain cola.

Theo TTVN.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp