top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ hai, 10/08/2015, 08:32 GMT+7
Sữa bò có thật sự tốt cho sức khỏe?

"SỮA". Một từ vừa nghe qua đã thấy êm ái! "Một ly sữa nóng thì sao nhỉ?" Lần cuối cùng bạn nghe thấy câu ấy, tôi đảm bảo nó đến từ một người thật sự quan tâm đến bạn, và hẳn là bạn đã rất cảm động.

Thực phẩm, đặc biệt là sữa, luôn được nhắc đến với tầm quan trọng cả về mặt cảm xúc lẫn truyền thống. Sữa là thứ chúng ta ăn đầu tiên, với điều kiện chúng ta may mắn có một bà mẹ có sữa để mà bú. Một mối liên hệ của tình yêu, của cho và nhận. Giờ đây, ở khắp nước ta đâu đâu cũng uống sữa, uống từ hồi còn quấn tã, đến khi đi học, rồi tuổi dậy thì, khi trưởng thành và kể cả lúc về già đều phải uống đến cả trăm gallon sữa mỗi năm, đồng thời ăn rất nhiều những sản phẩm sữa lên men khác như phô mai, bơ hay sữa chua...

Chúng ta nhìn thấy sữa gắn liền với hình ảnh một con người khỏe mạnh, trẻ đẹp trên TV hàng ngày và nghe những lời như: "Sữa tốt cho cơ thể con người." Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng: "bạn phải uông sữa, nếu không thì lấy đâu ra canxi?"Bữa trưa ở trường lúc nào cũng phải có sữa, và ngay cạnh bệnh viên chắc chắn cũng có cửa hàng bán sữa.

Thế nhưng, đừng ngạc nhiên nếu sau này hầu hết con người sống trên thế giới sẽ nói không với sữa bò.

Tương lai, con người sẽ không uống sữa bò? 

Có ba lý do chính cho quan điểm nói trên: Đó là bài học từ tự nhiên, bài học lịch sử từ chính chúng ta, và cơ sở khoa học về sữa.

Hãy cùng đến với quan điểm khoa học trước. Từ năm 1988 đến 1993, ước tính đã có hơn 2.700 đề tài liên quan đến sữa và được liệt vào danh mục "Thuốc", trong đó khoảng 1,500 đề tài nghiên cứu trực tiếp về sữa. Nói cách khác, chúng ta không thiếu cơ sở khoa học cho đề tài này. Thế nhưng, không một tác giả nào khẳng định rằng sữa bò là thực phẩm tốt cho con người, chứ đừng nói là "thực phẩm hoàn hảo" như chúng ta vẫn nghe ra rả từ các hãng sữa.

Trọng tâm chính của những bài nghiên cứu lại thường là những căn bệnh như đau bụng đường ruột, chảy máu đường ruột, kích thích đường ruột, dị ứng, thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ em cũng như các loại nhiễm trùng như nhiễm trùng khuẩn salmonella. Đáng sợ hơn nữa là nguy cơ nhiễm khuẩn đường răng miệng bởi virus bovine leukemia hoặc một loại virus có họ hàng với AIDS cũng như gây tiểu đường cho trẻ em.

Việc máu và các tế bào da trắng (hay còn gọi mà mủ) bị nhiễm bẩn do sữa cũng có trong các nghiên cứu này. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở trẻ em xuất hiện những vấn đề như dị ứng, nhiễm trùng tai, hạch hạnh nhân, đái dầm, hen suyễn, chảy máu đường ruột, đau bụng dài ngày và tiểu đường; còn ở người lớn thì là những nghiên cứu về sữa liên quan đến bệnh tim, viêm khớp, dị ứng, viêm xoang, đến các bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh bạch cầu và các loại ung thư.

Tôi cho rằng câu trả lời còn có thể tìm thấy ở tự nhiên - với những loài động vật có vú sống ngoài tự nhiên và những nhóm người sống gần với thiên nhiên, tồn tại bằng săn bắt và hái lượm.

 Tổ tiên chúng ta thường có chiều cao hơn 2m, thậm chí còn hơn.

Tổ tiên chúng ta thực tế là một đối tượng nghiên cứu rất thú vị. Mặc dù còn hạn chế về mẫu vật và các vật chứng gián tiếp, nhưng những nghiên cứu về xương người cổ đại đến nay cũng cho những kết quả rất đáng quan tâm. Các mảnh xương đều cho chúng ta thấy một cơ thể có sức khỏe tuyệt vời, đầy cơ bắp (kích thước phần xương tại các vùng cơ bắp dễ phát triển đã nói lên điều này), và gần như không bị loãng xương. Và nếu như các bạn cho rằng những đối tượng này không quan trọng trong nghiên cứu này, hãy lưu ý rằng gen của chúng ta ngày hôm nay vẫn gần như giống hệt gen của tổ tiên sống cách chúng ta từ 50.000 hay thậm chí 100.000 năm trước.

Sữa là gì?

Sữa là chất dinh dưỡng do cơ thể người mẹ tiết ra để nuôi dưỡng những đứa trẻ mới sinh, không hơn không kém.

Về cơ bản, bất cứ bà mẹ thuộc loài động vật có vú nào cũng có thể sản sinh ra sữa ngay sau khi sinh. Sau một thời gian, người mẹ "cạn sữa" và đứa con bắt đầu làm quen với những loại thức ăn phù hợp với loài của mình.

Ví dụ: thường thì chó mẹ chỉ cho con bú trong khoảng vài tuần, sau đó nó không cho bú nữa và dạy con cách ăn các loại thức ăn khác. Việc bú mớm trong tự nhiên chỉ được thực hiện khi con vật đó còn rất nhỏ, tất nhiên là trong tự nhiên, chẳng có con vật nào tồn tại nổi nếu cứ phụ thuộc vào bầu sữa mẹ.

Có phải tất cả các loại sữa đều như nhau? 

Thử tưởng tượng, sẽ ra sao nếu chúng ta không uống sữa bò mà sữa từ các loài có vú khác, như chuột chẳng hạn? Hoặc có thể là từ chó cho gần gũi hơn, hay là sữa mèo, sữa ngựa...

Sữa không chỉ là sữa. Trong sữa có tất cả những thành tố phù hợp với sự phát triển của loài đó. Ví dụ sữa bò có lượng protein cao gấp ba hay bốn lần sữa người, và một số khoáng chất khác có thể cao gấp năm đến bảy lần. Tuy nhiên các loại axit béo thiết yếu có trong sữa người lại cao gấp từ sáu đến mười lần so với sữa bò, đặc biệt là axit linoleic (Không phải ngẫu nhiên mà sữa bò nguyên kem không có một chút axit linoleic nào). Hay nói cách khác, rõ ràng sữa bò không sinh ra để dành cho con người.

Bạn có chắc sữa bò thích hợp với con người hơn sữa... chuột?

Thức ăn không chỉ là thức ăn, và sữa không chỉ là sữa. Để có được sức khỏe và sự phát triển tốt nhất, con người không chỉ phải lưu ý đến số lượng, mà còn phải quan tâm đến cả thành phần thức ăn có phù hợp hay không nữa. Các nhà sinh hóa học và sinh lý học, cùng một số rất ít các bác sĩ - đang dần nhận ra rằng các chất có trong thức ăn rất quan trọng trong việc phát triển những đặc tính riêng của từng loài.

Đặc tính của loài người, đó là hệ thần kinh phát triển bậc cao và khả năng điều khiển cơ bắp uyển chuyển và tinh tế. Chúng ta không có khung xương lớn hay những bộ cơ đồ sộ của loài bò, và hãy nghĩ đến những khác biệt về những thứ mà tay người và vó bò có thể làm được. Con người khi mới sinh ra cần dinh dưỡng bổ sung cho não bộ, tủy sống và hệ thần kinh.

Sữa bò có thật sự tinh khiết? 

50 năm trước, một con bò sản xuất trung bình 1.000 lít sữa/năm. Ngày nay, những con bò tại các trang trại hàng đầu có thể sản xuất 20.000 lít sữa/năm. Vậy họ đã làm thế nào? Tất nhiên là dùng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc tăng trưởng, hormone, nhồi ăn và nhân giống...

Vũ khí công nghệ cao gần đây nhất tấn công vào cơ thể những con bò khốn khổ là hormone tăng trưởng cho bò, viết tắt là BGH. Nghe nói, thứ thuốc làm từ công nghệ biến đổi gen này có khả năng kích thích khả năng sản xuất sữa mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng thịt và sữa. Tất nhiên là chưa có nghiên cứu dài hạn nào nói về sự ảnh hưởng của việc uống loại sữa này với con người, nhưng nhiều nước đã cấm sử dụng BGH bởi lo ngại rằng nó không an toàn. Một vấn đề khác là thông thường những phân tử lạ trong cơ thể bò sẽ được tiết ra cùng sữa. Không biết các bạn thế nào, chứ tôi không thích uống hormone tăng trưởng của bò đâu.

Tuyến sữa chính là nơi con bò tiết ra các chất dư thừa trong cơ thể.

Còn một vấn đề khác nữa, đó là hormone đó làm tăng tỷ lệ viêm vú ở bò lên 50% đến 70%, những con bò này được chữa bằng kháng sinh, và dư lượng kháng sinh sẽ... được thải qua đường sữa. Trong một cuộc khảo sát gần đây, 43% người tiêu dùng cho rằng sử dụng hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Phải chăng vì thế mà một ông Phó Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng ở Monsanto đã phản đối việc ghi nhãn sữa?

Bất cứ động vật có vú nào cũng thải chất độc trong cơ thể qua sữa. Chất độc ở đây bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu, hóa chất và các loại hormone. Và trong sữa bò có chứa máu! Thanh tra an toàn thực phẩm chỉ có nhiệm vụ đảm bảo trong một ml sữa chứa một lượng tế bào máu trắng nhất định (1 đến 1,5 triệu tế bào). Và nếu bạn đang tự hỏi tế bào máu trắng là gì, thì thưa với các bạn nó có cái tên dân gian hơn là "mủ".

Vậy rốt cuộc sữa là một sản phẩm tinh khiết hay một dung dịch hỗn hợp giữa hóa chất, vi khuẩn và các sản phẩm sinh học? Cục Quản lý thực phẩm có thật sự bảo vệ chúng ta không, khi chỉ kiểm tra 4 trong số 82 loại chất hóa học có trong sữa bò?

Vậy nhưng các phát ngôn viên của ngành công nghiệp sữa vẫn tuyên bố rằng sữa “là thực phẩm an toàn nhất.”

Những câu chuyện hoang đường về canxi và protin 

Có lẽ bạn đã nghe rất nhiều lần: Sữa là nguồn cung cấp canxi và axit amin (Protein) rất tốt.

Hãy nói về canxi trước. Chúng ta quan tâm đến canxi bởi muốn xương phát triển và phòng chống chứng loãng xương, và đúng là sữa thì chứa đầy canxi. Nhưng liệu canxi trong sữa bò có thật sự tốt cho cơ thể người?

 

 

Đúng là sữa có rất nhiều canxi, nhưng lại không giúp chống loãng xương.

Thực tế, uống nhiều sữa lại chính là nguyên nhân chủ chốt của chứng loãng xương. Nghe thì hoang đường, nhưng một bài báo đăng trên Tạp chí Y học Anh đã cho thấy những nước tiêu thụ nhiều sữa nhất cũng là những nước có tỷ lệ người mắc chứng loãng xương cao nhất, bởi đơn giản là việc hấp thụ bổ sung canxi chẳng ảnh hưởng gì đến chứng loãng xương, thậm chí lượng protein quá cao trong sữa bò còn trở thành tác nhân đẩy mạnh quá trình loãng xương.

Vậy nếu không uống sữa thì chúng ta lấy canxi ở đâu?

Câu trả lời: “Ở cùng cái chỗ mà con bò lấy canxi, những thứ có màu xanh và mọc lên từ đất.” Voi, tê giác cũng nhờ ăn lá cây mà có được bộ khung xương khổng lồ và chắc khỏe, ngựa cũng vậy, còn các động vật ăn thịt vẫn sống tốt mà không cần rau xanh.

Có lẽ động vật trên thế giới này đều sống tốt nếu chúng biết cách hòa hợp giữa yếu tố di truyền và thức ăn của chúng, còn con người với cuộc sống giàu có lại mắc chứng loãng xương.

Về Protein, sữa đúng là có rất nhiều, đến mức chúng được gọi là “thịt lỏng”, thế nhưng chính vì loại thịt này mà chứng béo phì đang hoành hành ở Mỹ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, một người 60kg chỉ nên hấp thụ khoảng 45g protein/ngày. Đó là một lượng rất nhỏ, mà không nhất thiết phải là protein động vật, trong khi protein thực vật cũng có công dụng tương tự. Chính việc lạm dụng sữa kéo dài đến hàng thập kỷ khiến người Mỹ, Canada, Anh và nhiều nước châu Âu lâm vào tình trạng thừa protein nghiêm trọng, dẫn đến các chứng như loãng xương, xơ vữa động mạch hay suy thận.

Ngoài ra, bạn nên iết rằng tỉ lệ protein trong sữa mẹ chỉ là 0,9%, thấp nhất trong các loài động vật có vú.

 

Sữa mẹ vẫn là tốt nhất với trẻ nhỏ.

Theo tôi, chỉ có duy nhất một lý do để bạn uống sữa hay dùng các sản phẩm làm từ sữa: Sở thích. Chúng ta thích sữa, và sữa đã trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực của chúng ta. Cha mẹ chúng ta đã tìm mọi cách để cung cấp sữa cho chúng ta từ khi còn thơ bé và dạy chúng ta rằng phải yêu lấy sữa. Ngoài ra lý do hấp dẫn khác nữa là kem! Bởi nó quả đúng là “Ăn rồi chết cũng được.”

Đừng uống sữa vì lý do sức khỏe, bởi thực tế nó chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong thực đơn của bạn.

Theo Thành Đỗ/Depplus.vn (Nguồn AFTA)

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp