top-banner-miss-charm-2023

Thị trường Thứ bảy, 07/09/2024, 09:00 GMT+7
6 sai lầm khi giới thiệu bản thân trong phỏng vấn

sai-lam-khi-gioi-thieu-ban-than-trong-phong-van-2

Giới thiệu bản thân là phần đơn giản nhưng không thể thiếu trong quy trình phỏng vấn. Thế nhưng nhiều ứng viên phần vì chủ quan, phần vì căng thẳng đã mắc sai lầm đáng tiếc. Thay vì tận dụng câu hỏi để khẳng định giá trị và sự phù hợp của mình với công việc thì bạn lại khiến nhà tuyển dụng “hoang mang” về bạn.

Vậy cụ thể đó là những sai lầm gì, hãy tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị cho quá trình tìm việc ở Hải Phòng, Hà Nội… sắp tới nhé.

carreerlink-logo-1

Tập trung vào thông tin cá nhân đơn thuần

Điều nhà tuyển dụng muốn biết khi đề nghị bạn giới thiệu về mình không phải là quê quán, gia đình, tuổi tác hay sở thích… Đây là thông tin cơ bản, nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được qua CV và bạn không cần nhắc đến, thậm chí bỏ qua. Ngay cả với sở thích cá nhân, bạn cũng không nên đi quá sâu. Bởi thực tế, một nhân sự chuyên nghiệp thì sở thích và năng lực không liên quan. Khi bạn có năng lực giỏi, bạn sẽ biết bỏ qua yếu tố cá nhân để đạt hiệu suất công việc tốt nhất.

sai-lam-khi-gioi-thieu-ban-than-trong-phong-van-1

Thay vào đó, hãy làm nổi bật khả năng của mình trong công việc, bạn đã đạt được thành tích gì, có giá trị gì và phù hợp ra sao với công ty cùng vị trí ứng tuyển.

Sao chép y nguyên nội dung CV

Khi đặt câu hỏi “Hãy giới thiệu về bản thân” nhà tuyển dụng còn muốn đo lường mức độ hiểu bản thân của bạn. Nếu trả lời bằng cách “sao chép” nội dung đã viết trong CV thì bạn sẽ mất đi cơ hội ghi điểm.

Lặp lại “nguyên xi” những gì đã có trong CV, liệt kê từng kinh nghiệm, kỹ năng đã có sẽ khiến bạn bị nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng giao tiếp, không có khả năng linh hoạt. Thậm chí điều này khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ năng lực của bạn.

Do đó, bạn cần khái quát, chắt lọc nội dung, sau đó tập trung vào những giá trị chính để lột tả bản thân chỉ bằng 1-2 câu mô tả ngắn gọn.

Sa đà vào các vấn đề cá nhân không liên quan

Điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất không phải bạn là ai trong gia đình hay trong cuộc sống mà là trong công việc. Bởi họ chỉ quyết định lựa chọn bạn trên năng lực và giá trị cá nhân. Do đó, nếu bạn sa đà vào các vấn đề yêu/ ghét cá nhân, về gia đình, về công ty cũ… đều dễ bị mất điểm. Kể cả thông tin trên giúp hình ảnh bạn đẹp hơn nhưng nó chỉ là yếu tố ngoài lề. 

Chưa kể, khi bạn chia sẻ về nội dung này sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, cảm tính. Điều này khiến bạn bị ấn tượng xấu ngay phần mở đầu buổi phỏng vấn. 

Nâng tầm bản thân bằng thông tin sai sự thật

Bạn cần tập trung vào lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh để thuyết phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên những dữ liệu bạn đưa ra cần đảm bảo chính xác. Bạn tuyệt đối không nên nâng tầm bản thân bằng thông tin không chính xác, bằng cấp hay số liệu giả. 

Bởi có thể bạn tạm thời “qua mắt” nhà tuyển dụng. Nhưng sau buổi phỏng vấn, họ có thời gian đánh giá, xâu chuỗi thông tin, xem xét lại thành tích, quá trình công tách thì sẽ dễ dàng phát hiện sai phạm của bạn. 

Khi đó, bạn sẽ không còn cơ hội để sửa chữa sai lầm. Bởi ngoài việc bạn chỉ có giá trị rỗng thì không doanh nghiệp nào muốn tuyển nhân sự thiếu trung thực, gian dối vào làm việc cho công ty họ.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề nhạy cảm

Một số ứng viên muốn ghi điểm bằng cách thể hiện sự khác biệt và màu sắc cá nhân. Khi đó họ chọn các vấn đề nhạy cảm, có tính thời sự để bày tỏ quan điểm, nhận định. Tuy nhiên cách làm này như “con dao hai lưỡi”. Bạn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng khi quan điểm có nét tương đồng với nhà tuyển dụng hoặc đủ sức thuyết phục họ. Ngược lại nó sẽ phản tác dụng khi hai bên có quan điểm trái chiều hoặc lập luận của bạn thiếu thuyết phục. 

Hơn nữa, lựa chọn này dễ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là “lạc đề”, dài dòng, mất thời gian. Tốt nhất bạn chỉ nên tập trung vào cá nhân thay vì bàn luận vấn đề bên ngoài nhất là khi nhà tuyển dụng không hỏi.

Thiếu tự tin, thiếu điểm nhấn

Nhiều ứng viên có màn “chào đầu” không ấn tượng do thiếu chuẩn bị, thiếu tự tin. Bạn chỉ giới thiệu bản thân một cách qua loa, sơ sài. Thậm chí nói về mình nhưng bạn không dám nhìn thẳng mắt nhà tuyển dụng. Hoặc bạn giới thiệu tuy khá đầy đủ nội dung nhưng giọng điệu lại đều đều, buồn tẻ như đang “trả bài”. 

Tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước câu hỏi, sắp xếp các ý logic, đặc biệt cần có điểm nhấn để khẳng định và làm nổi bật nhất giá trị bản thân. Khi trả lời, bạn chỉ nên ngắn gọn nhưng rõ ràng, tự tin để thu hút và tạo ấn tượng nhà tuyển dụng ngay phút đầu tiên của buổi phỏng vấn.

sai-lam-khi-gioi-thieu-ban-than-trong-phong-van-2

Giới thiệu bản thân là câu hỏi không khó nhưng đòi hỏi bạn cần hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của bản thân, soi chiếu với yêu cầu nhà tuyển dụng để lựa chọn giá trị phù hợp nhất. Qua đó bạn sẽ khẳng định được bản thân và thuyết phục nhà tuyển dụng. 

Nguyễn Lý

*Theo ấn phẩm Kết nối doanh nhân


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp