Ăn cay là một phương thức 'hành xác' để tìm khoái cảm |
Vị cay là một hương vị rất lạ, nó không hề dễ dàng để gần gũi như vị ngọt, hay không thể thiếu trong bất cứ bữa ăn nào như vị mặn. Nhưng hương vị "ngông cuồng" đó khiến không ít người mê mệt. Nhiều người không thể ăn cay, chúng là tất cả các món ăn khác mất hết mùi vị. Tuy nhiên, ớt không chỉ nóng mà còn "đau". Đó là một dạng "đau đớn đầy kích thích" mà thậm chí, một số người còn nghiện ớt trong các bữa ăn. Vậy tại sao nhiều người lại thích chịu đựng "nỗi đau từ ớt"? Nhưng không ít người coi vị cay là một phần không thể thiếu trong khẩu vị thường thức, thậm chí là một dạng nghiện. Thật thú vị, khoa học thậm chí đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ để trả lời câu hỏi “Tại sao con người thích ăn cay?”. Giả thuyết 1: Ăn ớt chính là một hình thức "hành xác" để tìm khoái cảm Năm 1980, hai nhà khoa học Rozin và Schiller đã là những người đầu tiên đưa ra ý tưởng về việc sở thích ăn cay có thể do tính chất phiêu lưu của một số cá nhâ. Giống như việc đi tàu lượn, khi bạn đi trên chiếc tàu lượn lần đầu tiên, bạn hoàn toàn có thể trải qua cảm giác sợ hãi tột cùng khi chiếc tàu bắt đầu lao xuống dốc, tim bạn đập nhanh, mồ hôi túa ra, cơ thể giải phóng một lượng adrenalin vào các hệ thống hoạt động tạo cảm giác phiêu lưu đến ngạt thở. Nhưng khi bạn nhận ra không hề có mối nguy hiểm nào thật sự, và thoát khỏi xe một cách an toàn, bạn chắc chắn sẽ nhớ như in cảm giác phiêu linh vừa trải qua. Những lần tiếp theo, có thể cám giác sợ hãi của lẫn đầu tiếp tục quay lại, nhưng không thể lên tới mức tột cùng, vì tâm trí luôn ghi nhớ bạn đã vượt qua lần đầu dễ dàng như thế nào. Cảm giác sợ hãi và kích thích do chơi tàu lượn cũng tương tự như nhảy dù, hay xem phim kinh dị và hoàn toàn tương đồng với việc thích ăn ớt, hay thích vị cay. Lần đầu ăn cay, bạn sẽ cảm thấy một dạng đau đớn thực thụ, nhưng khi tiếp tục ăn, cơ thể bạn nhận ra rằng mình hoàn toàn không phải nhận bất cứ thiệt hại nào. Dần dần, nỗi đau được thay thế bằng sự thích thú. Giáo sư Rozin đã kết luận rằng sự yêu thích đặc biệt với vị cay là kết quả của sự phối hợp hoàn động giữa 2 hệ thống thần kinh thích thú và nỗi đau, dựa trên tâm lí hạnh phúc khi trải qua mạo hiểm an toàn và muốn chinh phục lại. Giả thuyết 2: Ăn cay là ảnh hưởng của văn hóa Tập quán văn hóa và các mối quan hệ cá nhân có ảnh hưởng rõ ràng tới sở thích và thiên hướng sử dụng gia vị trong các món ăn của nhiều người. Điều này hoàn toàn hợp lý khi bạn thường có xu hướng chấp nhận các loại thực phẩm có sẵn trong cộng đồng nơi bạn sinh sống. Trong phạm vi nhỏ nhất là gia đình, con cái thường bị ảnh hưởng rất lớn từ sở thích ăn uống và sử dụng gia vị của cha mẹ. Nếu bố mẹ bạn thích ăn cay, khả năng rất cao đó cũng chính là khẩu vị được chính bạn ưa chuộng. Vị cay cũng gắn liền với văn hóa ẩm thực lâu đời tại nhiều địa phương, nhiều quốc gia trên thế giới. Tính phố biến lâu dài chứng tỏ qua nhiều thế hệ, những người dân các vùng dân cư đó đều có sở thích tương tự nhau với các món ăn cay. Giả thuyết 3: Cơ thể được tiến hóa để thích nghi với vị cay, nóng Chỉ con người mới thích ăn cay. Thực tế, có rất nhiều giả thuyết để giải thích cho sự đảo chiều quan điểm, từ vô cùng ác cảm khi tiếp xúc với vị cay lần đầu tới ưa thích các món ăn cay nóng. Khi ăn cay, con người đang cố gắng chịu đựng sự nóng rát không thể tưởng tượng, vượt qua nó và cuối cùng là cảm nhận thành quả vì mình đã vượt qua. Mỗi quả ớt, dù nhỏ bé, là kho tích lũy vô vàn capsaicin, loại chất tạo cảm giác nóng khi ăn phải. Tự nhiên trang bị cho cây ớt capsaicin với chức năng xua đuổi các loài động vật, không ngoại trừ con người. Kì thực, các nhà khoa học đã chứng minh không có bất cứ loài nào khác ngoài con người thích ăn ớt, chịu được vị cay của ớt. Vậy mà con người lại cố tình tiêu thụ, cố gắng thay đổi (theo thời gian) để thích nghi với loại quả "nhỏ và có võ", đó chính là trái ớt. Cuối cùng, nếu bạn nào thích ăn ớt thì cũng nên tự hào vì đó là một cách tự kích thích mà chỉ có con người, những sinh vật bậc cao mới có được. Theo MASK Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|